Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Cấu tạo và thành phần của hồng cầu trong máu hiểu như thế nào

2/20/2021 9:45:29 AM     63    

2. Cấu tạo và thành phần của hồng cầu là gì?

Cấu tạo của hồng cầu là gì?

Hồng cầu chiếm đến hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Hồng cầu trong cơ thể người có dạng hình đĩa lõm hai mặt. Hồng cầu trưởng thành và có thể lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Hình dạng này có hai lợi điểm như sau:

- Giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc dẫn đến tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu có dạng hình cầu có cùng thể tích.

- Làm cho tế bào hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, dễ dàng đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như tổn thương bản thân hồng cầu.

Cấu trúc này của hồng cầu đặc biệt phù hợp với chức năng vận chuyển khí oxy.

Thành phần của hồng cầu là gì?

Thành phần chung của hồng cầu bao gồm: nước 63-67%, chất khô 33-37% trong đó: prôtêin chiếm 28%; các chất có nitơ chiếm 0,2%, ure chiếm 0,02%, glucid chiếm 0,075%, lipid và lecithin, cholesterol chiếm 0,3%.

Hồng cầu có thành phần chính là hemoglobin (Hb), chiếm đến 34% trọng lượng (với nồng độ 34 g/dl). Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt với nhiều thành phần khác nhau tạo thành. Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được nghiên cứu nhiều nhất đó là hemoglobin và màng hồng cầu. Hemoglobin là thành phần rẩt quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu. Còn màng hồng cầu mang nhiều kháng nguyên nhóm máu.
vicare.vn-cau-tao-va-thanh-phan-cua-hong-cau-body-2

3. Chức năng của hồng cầu là gì?

Chức năng vận chuyển khí oxy và carbonic

Hồng cầu đảm nhiệm việc vận chuyển khí oxy từ phổi đến mô và vận chuyển khí carbonic từ mô đến phổi nhờ chức năng của hemoglobin

Chức năng điều hoà cân bằng acid - base của máu

Chức năng này do hệ đệm của hemoglobinat đảm nhiệm. Đồng thời với hệ đệm của hemoglobinat, hồng cầu còn tạo ra HC03 ngay trong qúa trình vận chuyển C02, tạo ra hệ đệm bicarbonat HC03/H2C03, đây là hệ đệm quan trọng nhất của máu.

Chức năng tạo độ nhớt của máu

Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo nên độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt này mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch được hằng định. Tốc độ tuần hoàn hằng định là điều kiện rất thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào với máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi vật chất của tế bào.

4. Số lượng hồng cầu

Ở người bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi có số lượng là:

- Nữ : 4.700.000 ± 300.000/mm3

- Nam : 5.400.000 ± 300.000 /mm3

Số lượng hồng cầu thay đổi tùy thuộc các điều kiện cụ thể. Tăng chút ít sau bữa ăn, khi lao động nặng, vào mùa lạnh, khi mất mồ hôi hoặc khi ở độ cao hơn 700mm so với mặt biển. Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó xảy ra hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Số lượng hồng cầu giảm trong trường hợp uống nước nhiều, ở các trạng thái bệnh lý như xuất huyết, bệnh thiếu máu, cuối kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.